Đầm lầy toan
Đầm lầy toan

Đầm lầy toan

Đầm lầy toan hay đầm lầy chua là một vùng đất ngập nước tích lũy than bùn, một dạng trầm tích của vật liệu thực vật chết - thường là rêu, và trong phần lớn các trường hợp là rêu than bùn (Sphagnum spp.).[1]Nó là một trong bốn kiểu đất ngập nước chính. Nó cũng được phân loại như là một trong hai loại đầm lầy than bùn, với loại còn lại là đầm lầy kiềm/đầm lầy mặn. Đầm lầy toan thường được che phủ bởi các loài cây bụi trong họ Thạch nam (Ericaceae) cắm rễ trong lớp than bùn và rêu than bùn. Sự tích tụ dần dần của vật liệu thực vật chết trong đầm lầy toan có chức năng như là bể chứa cacbon.[2]Đầm lầy toan xuất hiện ở những nơi mà nước tại mặt đất có tính chua và nghèo dinh dưỡng. Trong một số trường hợp, nước nhận được hoàn toàn từ giáng thủy, trong trường hợp đó nó được gọi là đầm lầy vũ dưỡng (ombrotrophic bog). Nước thoát ra từ đầm lầy toan có màu nâu đặc trưng, do nó phát sinh từ các tanin hòa tan trong than bùn. Nói chung, độ phì nhiêu thấp và khí hậu lạnh dẫn tới sự phát triển tương đối thấp của thực vật, nhưng sự phân hủy thì còn chậm hơn do đất bão hòa vì thế mà than bùn được tích tụ. Nhiều khu vực đầm lầy toan rộng lớn có thể chứa than bùn dày tới vài mét.[1][3]Các đầm lầy toan có các tổ hợp động vật, nấm và thực vật đặc trưng khác biệt, và có tầm quan trọng cao đối với đa dạng sinh học, cụ thể là đối với những cảnh quan mà nếu khác đi là được định cư và gieo trồng.